• 0

CÁC PHONG CÁCH ĐÁM CƯỚI THEO TẬP QUÁN VÙNG MIỀN

03/07/2022 07:15

Các phong cách đám cưới ở Việt Nam có nhiều nét văn hóa đặc trưng nhiều người muốn tìm hiểu. Thường những phong tục cưới hỏi ở các miền đều có những nghi thức riêng nhưng khá giống nhau. Có ba nghi thức chính đó là lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi và lễ thành hôn. Tùy theo sắp xếp bên gia đình sẽ tổ chức một đám cưới thật hạnh phúc cho đôi bạn trẻ.

Đám cưới truyền thống ở Việt Nam

Các nghi thức lễ trong đám cưới

Lễ dạm ngõ: Nghi thức lễ quan trọng, trước tiên nhà trai xem ngày đẹp, thông báo cho nhà gái. Nhà gái đồng ý chấp thuận giữa hai bên gia đình, sau đó mọi chuyện mới diễn ra tiếp tục. Lễ này chính là ngày đầu tiên nhà trai, nhà gái gặp mặt nhau bàn bạc và thống nhất. Về ngày giờ cưới hỏi, lễ vật, yêu cầu của nhà gái cần thiết trong các nghi lễ tiếp theo.

Lễ ăn hỏi: Buổi lễ thông báo chính thức giữa hai bên gia đình nội ngoại việc gả con gái giữa hai họ. Nhà trai sẽ mang lễ vật tới nhà gái như trước hai bên gia đình đã thống nhất với nhau. Tiếp theo giới thiệu thành viên hai bên tham dự, mẹ chú rể sẽ đưa ra ba mươi chục trầu. Đầu tiên là lễ ăn hỏi, chục trầu tiếp theo là lễ xin cưới, cuối cùng là lễ nạp tài.

Lễ ăn cưới: Là một phần lễ quan trọng không thể thiếu của cô dâu, chú rể. Trong lễ này hai bên thông gia sẽ mời khách đến dự tiệc ăn uống, chúc mừng. Họ nhà gái sẽ tổ chức lễ cưới trước một ngày và hôm sau nhà trai tới để đón dâu. Vào ngày định sẵn họ trai đến nhà họ gái cùng với sính lễ tổ chức nghi thức rước dâu. Hai bên gia đình gặp nhau chào hỏi, giới thiệu sau đó trao trầu xin rước dâu. Mẹ cô dâu sẽ đưa con gái ra gửi gắm cho chú rể và gia đình nhà họ trai. Cô dâu chú rể thắp hương gia tiên, ra mắt quan viên hai họ.

Ý nghĩa của tổ chức đám cưới

Lễ cưới một phong tục truyền thống có từ rất lâu mang ý nghĩa đặc biệt với đôi lứa. Mở đầu cho cuộc sống hôn nhân hạnh phúc của đôi uyên ương qua nhiều thời gian yêu thương. Đây là dịp thông báo rộng rãi về sự chấp thuận, chứng kiến của gia đình, xã hội. Kết hôn là một cơ sở hợp pháp mở đầu cho sự trách nhiệm gắn bó của đôi trẻ. Chứng minh sự trưởng thành vượt qua khó khăn trong cuộc sống xây dựng một gia đình nhỏ hạnh phúc. Lễ cưới cũng chính là dịp để hai bên gia đình gặp mặt tìm hiểu gắn kết với nhau. Không dừng ở đó, với nhiều vùng miền, phong tục lễ cưới còn có ý nghĩa quan trọng khác nhau.

Các phong cách đám cưới theo ba miền Việt Nam

Miền Bắc

  • Lễ dạm ngõ

Đây là buổi lễ quan trọng đối với truyền thống của người miền Bắc. Cũng như phong tục miền Nam hay miền Trung thì nhà trai chọn ngày lành tháng tốt. Để qua nói chuyện và xin phép cho đôi bạn trẻ được chính thức qua lại với nhau. Thủ tục cũng đơn giản với sự hiện diện thân thiết của hai bên gia đình. Lễ vật bắt buộc có chục trầu cau, chè, thuốc lá và bánh kẹo tất cả đều là số chẵn. Nhà gái chuẩn bị tiếp đón cũng cần chuẩn bị trà, trái cây để mời gia đình nhà trai. Nhận quà dạm ngõ đặt lên bàn thờ để cúng tổ tiên, sau đó bàn bạc thống nhất lễ hỏi.

  • Lễ hỏi

Trong lễ hỏi nhà trai sẽ mang đến ba mươi chục trầu và tráp ăn hỏi. Sau khi giới thiệu ra mắt hai bên gia đình. Mẹ của chú rể đưa ra ba mươi chục trầu lần lượt ăn hỏi, lễ cưới, lễ nạp tài. Thông thường các tráp ăn hỏi sẽ là số lẻ như năm, bảy, chín, mười một. Số lượng bên trong tráp phải là bội của số hai, đồ ăn trong tráp sẽ không thể thiếu. Như xôi, heo quay, bánh cốm, bánh xu xê, rượu, trầu cau và thuốc lá.

  • Lễ cưới

Đúng ngày mà hai gia đình chấp thuận thì họ nhà trai sẽ chính thức rước dầu về. Các hình thức cũng giống như miền Nam và miền Trung cô dâu và chú rể thắp hương. Ra mắt quan viên hai họ, mời trà ba mẹ của mình và tặng của hồi môn cho cô dâu. Sau cùng cô dâu, chú rể cùng hai gia đình chung vui dự tiệc cùng họ hàng bạn bè.

Miền Trung

  • Lễ dạm ngõ

Là lễ đơn giản nhất trong thủ tục cưới hỏi của người miền trung. Chính thức đồng ý cho đôi bạn trẻ tiến tới hôn nhân, phía bên nhà trai chọn ngày tốt. Trao đổi với nhà gái đi đến thống nhất cho lễ hỏi và lễ cưới.

  • Lễ hỏi

Lễ này người miền Trung còn gọi là lễ đính hôn. Lễ đính hôn lễ vật không cần chuẩn bị quá cầu kỳ nhưng phải đầy đủ và nghiêm túc. Lễ vật gồm trầu cau, trà, đôi rượu, bánh kem đính hôn, mâm nem chả và ngũ quả. Ngoài ra chuẩn bị một mâm nhỏ để đựng tiền treo hay còn gọi mâm lễ đen. Mâm này sẽ được đặt trên bàn thờ để báo cáo tổ tiên. Đối với gia đình khá giả họ có thể thay bằng trang sức hoặc khay lễ đựng áo dài. Ngoài ra, những khay trống không sẽ được lật ngửa để cho thầy họ vui mừng khi gả con gái.

  • Lễ cưới

Là lễ lớn và hệ trọng đối với gia đình hai bên. Theo miền trung số người đón dâu phải tương ứng các con số sinh, lão để cầu sự may mắn. Những phần lớn số người đưa dâu sẽ nhiều hơn số người đến đón dâu. Người chủ hôn của lễ cưới cũng được chuẩn bị và lựa chọn cẩn thận. Thường là những người lớn tuổi trong gia đình hoặc dòng tộc của nhà trai hoặc hợp tuổi. Đặc biệt người phụ nữ mang thai, có tang sẽ không tham gia đi họ. Theo quan niệm những người này sẽ mang điềm xấu và không suôn sẻ.

Miền Nam

  • Lễ dạm ngõ

Nếu hai bên gia đình khá xa về khoảng cách thì buổi lễ này được bỏ qua. Có thể gộp vào buổi lễ ăn hỏi cùng với đón dâu trong một ngày và lễ cúng tổ tiên.

  • Lễ ăn hỏi

Khi nhà trai đến nhà gái, vị trưởng tộc cùng chú rể bưng khay trầu có đôi đèn, khay rượu. Ông bà cha mẹ chú rể sẽ đi cùng, số lượng người đi là số chẵn. Lễ vật nhà trai mang lại là mâm trầu cau với số cau là số lẻ, trà, rượu và đèn. Ngoài ra có heo quay, quả trái cây và quả xôi gấc, sau đó bàn bạc lễ thành hôn.

  • Lễ cưới

Phong tục lên đèn là quan trọng và thiêng liêng nhất trong cưới hỏi của người miền Nam. Nghi lễ diễn ra tuyên bố sự gắn kết chính thức của cô dâu, chú rể cho cả cuộc đời. Lễ rước dâu tổ chức nhanh chóng, khách mới hai bên đến trưởng tộc tuyên bố cử hành hôn lễ.

Lời kết

Như thế nào là một đám cưới hạnh phúc? Tự nguyện, được xây dựng trên tình yêu của đôi lứa. Sau đó được chấp thuận và đồng ý của hai bên gia đình và pháp lý. Được sự chúc mừng của họ hàng hai bên và bạn bè. Cùng nhau tổ chức một đám cưới viên mãn, xây dựng một gia đình hạnh phúc. Chia sẻ vượt qua những khó khăn, cũng như lúc ốm đau hoạn nạn cùng nhau. Tùy mỗi vùng miền sẽ có các phong cách đám cưới khác nhau nhưng đều chung quan điểm. Cầu mong con cháu được hạnh phúc cùng nhau.

Chia sẻ

Thong ke