• 0

KIM CƯƠNG THIÊN NHIÊN REGENT - BIỂU TƯỢNG CỦA SỰ "THANH KHIẾT"

15/01/2022 23:11

 

Viên kim cương thiên nhiên được sử dụng làm biểu tượng “thanh khiết” Regent vô cùng nổi tiếng. Nó gắn liền với hoàng gia Pháp trong một khoảng thời gian rất dài. Có thể lên đến khoảng vài thế kỷ, trải qua nhiều sự kiện chính trị của thế giới. Hãy cùng Valerie điểm về món trang sức thiết kế đại diện cho một điều bất diệt này ngay sau đây.

Câu chuyện của viên kim cương thiên nhiên “thanh khiết” Regent

Tất cả các viên kim cương nổi tiếng nói chung đều có một câu chuyện lịch sử dài. Viên kim cương thiên nhiên được sử dụng làm biểu tượng của sự “thanh khiết” Regent cũng vậy. Đây là một trong số ít những viên kim cương được khai thác vào thế kỷ 17. Cùng theo dõi hành trình của viên đá này cùng với Valerie.

kim-cuong-thien-nhien-regent-bieu-tuong-cua-su-thanh-khiet-1

Câu chuyện của viên kim cương thiên nhiên “thanh khiết” Regent

Sự xuất hiện tại Ấn Độ

Viên kim cương thiên nhiên này được khai quật vào năm 1698 từ Mỏ Kollur ở khu vực Đông Nam Ấn Độ. Ở dạng thô, viên đá đã nặng đến 426 carat. Nó ngay lập tức thu hút được sự chú ý của nhiều thương gia trên khắp đất nước. Sau khi khai thác, nô lệ đã lén lút chuyển kim cương cho thuyền trưởng của một con tàu. Anh ta mang đến cảng và bán nó với giá 1000 bảng Anh cho một thương gia địa phương tên là Jaychand.

Điểm dừng đầu tiên: Thành Phố London - nước Anh

Năm 1701, viên đá được Thomas Pitt - Tổng thống Madras (một bang ở lãnh thổ phía nam Ấn Độ) mua lại. Ngay vào năm tiếp theo, ông gửi nó đến London, giấu trong gót giày của con trai cả tên Robert.

Một khoảng thời gian sau, Harris đã phát hiện ra nơi viên đá được cất giấu. Sau đó, ông đánh bóng viên đá thô thành hình dáng hiện tại trong vòng 2 năm. Sau khi cắt dũa tỉ mỉ, viên kim cương chỉ còn 141 carat nhưng có vẻ ngoài tuyệt đẹp.

Đáng chú ý hơn, người ta còn đồn đại có một số đồ trang sức thiết kế nhỏ hơn được cắt ra từ viên kim cương này. Và tất cả chúng được bán cho Peter Đại đế của nước Nga.

Điểm đến tiếp theo: Pháp - đất nước mộng mơ

Kỳ 1: Trước cuộc Cách mạng Pháp

Trong vài năm, viên kim cương thiên nhiên được cắt đệm rực rỡ là món quà cho hoàng gia trên khắp châu Âu. Trong đó có vua Louis XIV - người đã từng mua nó vào năm 1699. Ngoài ra, không có một vị vua nào khác thực sự mua nó.

Năm 1717, Nhiếp chính Pháp Philippe II - Công tước xứ Orléans đã dùng 135.000 bảng Anh. Để có thể đính viên đá vào vương miện trang sức của Pháp. Kể từ thời điểm đó, Thomas “Diamond” Pitt đã mãi mãi gắn liền với viên kim cương này.

kim-cuong-thien-nhien-regent-bieu-tuong-cua-su-thanh-khiet-2

Chế độ quân chủ Pháp đã sử dụng Regent cho một số dịp rất quan trọng

Sau giao dịch, chế độ quân chủ Pháp đã sử dụng nó cho một số dịp rất quan trọng. Nó xuất hiện tại các cơ quản chức năng nhà nước, đám cưới hoàng gia và các lễ đăng quang.

Trong khoảng thời gian tiếp theo, nó được đặt làm thành trang sức thiết kế. Tạo ra các vương miện khác nhau cho nhiều vị vua Pháp. Gồm Louis XV, Louis XVI và là một phần của chiếc mũ trang điểm cho Marie Antoinette. Cho đến năm 1791, giá trị viên kim cương đã tăng gấp bốn lần so với giá mua cuối cùng trước đó.

Kỳ 2: Sau khi cuộc Cách mạng Pháp diễn ra

Chẳng bao lâu sau, vào cuộc Cách mạng Pháp, nó và nhiều đồ trang sức vương miện khác đã bị đánh cắp. Nhưng viên kim cương biểu tượng của sự thanh khiết đã được tìm lại. Khi phát hiện, nó nằm ở những tấm gỗ trên mái của một căn nhà gác mái bỏ hoang tại Paris.

Từ 1797 đến 1801, viên kim cương thiên nhiên này được sử dụng như một "khoản tiền bảo đảm". Tài trợ cho các khoản chi phí quân sự mới của Chính phủ Directoire. Bởi các nhà đầu tư từ Berlin đến Amsterdam chống lại các khoản chi tiêu quốc gia của nền dân chủ mới.

kim-cuong-thien-nhien-regent-bieu-tuong-cua-su-thanh-khiet-3

Regent được dùng làm trang sức, vương miện của đức vua

Năm 1801, vị hoàng đế nổi tiếng Napoléon Bonaparte đã mang Regent hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của người Pháp. Ban đầu, ông sử dụng Regent Diamond gắn lên bao kiếm của vành đai gươm. Nhưng sau đó, ông đã gắn vào chuôi kiếm của một hai lưỡi gươm. Thanh gươm này lại được thiết kế và trui rèn bởi thợ kim hoàn Odiot, Boutet và Marie-Etienne Nitot. Những người thợ này làm việc chính thức cho Hoàng đế Napoléon và người sáng lập Nhà Chaumet.

Năm 1812, viên kim cương lại một lần nữa xuất hiện trong một bức tranh vẽ Napoléon. Nó được gắn lên đỉnh thanh kiếm nghi lễ của hoàng đế bởi Nitot.

Một thời gian ngắn sau, cùng với một nữ công tước bị lưu đày viên đá nhanh chóng đến Áo. Tiếp theo đó, cha cô đã trả lại cho kho báu của Vương miện Pháp. Le Régent (viên đá được biết đến ở Pháp) được đặt thành nhiều bộ sưu tập của các vị vua Pháp. Tiếp tục làm trang sức thiết kế, các vương miện của đức vua, gồm vua Louis XVIII, Charles X và Napoléon III.

Điểm dừng cuối cùng

Sau đó, Hoàng hậu Eugenie Napoléon III đã sở hữu viên kim cương thiên nhiên này cho đến cuối đời. Nhưng vì bà không được phép đeo trang sức hoàng gia nên nó đã trở thành một phụ kiện cho tóc. Năm 1887, nước Cộng hòa Pháp non trẻ quyết định bán đấu giá hầu hết các vương miện trang sức của Pháp. Khối đấu giá không đặt ở di viện của Hoàng hậu Eugenie mà trưng bày tại Bảo tàng Louvre.

kim-cuong-thien-nhien-regent-bieu-tuong-cua-su-thanh-khiet-4

Viên kim cương được gắn lên đỉnh thanh kiếm nghi lễ của hoàng đế

Điều này từng bị gián đoạn là khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Do Pháp lo sợ quân đội Đức sẽ cướp viên đá cùng các báu vật khác. Nên đã cất giấu nó trong thị trấn Chambord của Pháp cho đến sau chiến tranh mới trở về. Sau đó, Regent nằm trong phòng trưng bày Apollo cho đến hiện tại.

Lời kết

Viên kim cương thiên nhiên biểu tượng của sự “thanh khiết” Regent có hành trình lịch sử dài đằng đẵng. Trải qua nhiều sự kiện chính trị lớn nhỏ, nó có giá trị lịch sử cực kỳ cao. Điều này góp phần khẳng định vị thế của đá quý, kim cương từ xưa đến nay.

Chia sẻ

Thong ke