• 0

SO SÁNH GIỮA KIM CƯƠNG THIÊN NHIÊN VÀ NHÂN TẠO

12/01/2023 15:58

Kim cương thiên nhiên và nhân tạo là chủ đề được nhiều người quan tâm. Bởi hiện nay chúng là hai loại kim cương phổ biến nhất trên thị trường. Chúng mang vẻ đẹp tương đối như nhau, lấp lánh và sang trọng. Nhưng chúng vẫn sẽ có những đặc điểm khá khác biệt mà những người không chuyên khó phân biệt. Vậy làm sao để nhận biết hai loại này khi mua hàng? Hãy để Valerie gợi ý cho bạn vài cách nhỏ sau đây.

Kim cương thiên nhiên là kim cương như thế nào?

Kim cương thiên nhiên chính là loại đá quý đắt đỏ bậc nhất thế giới. Chúng được khai thác trong tự nhiên, dưới hàng nghìn tấn đất đá. Chúng là một dạng hình thù khác của Cacbon, được hình thành trong điều kiện áp suất và nhiệt độ. Khối lượng riêng của những viên đá quý này trong khoảng 3,51g/cm3. Theo thang đo độ cứng của Mohs thì độ cứng của chúng khoảng 10. Đây là một con số tuyệt đối, không có loại đá quý tự nhiên nào có thể vượt qua.

Kim cương thiên nhiên được xem như một vẻ đẹp vĩnh cửu và bất diệt. Mọi người cũng xem chúng là món quà giá trị, gắn liền với vật chất và tinh thần. Vì thế kim cương được lựa chọn làm nên nhiều món trang sức hiện nay. Đặc biệt chúng rất được ưa chuộng cho trang sức cưới. Bởi viên đá cũng thể hiện cho lời hẹn thề trăm năm, chung thủy một lòng.

Kim cương nhân tạo là kim cương như thế nào?

Kim cương nhân tạo khác với kim cương tự nhiên, chúng được con người tạo ra trong phòng thí nghiệm. Chúng hình thành nên nhờ sự tuân thủ nghiêm ngặt về nhiệt độ và áp suất môi trường tự nhiên. Kèm theo đó chúng có độ trong suốt hoàn hảo và nhiều màu đa dạng. Độ hoàn chỉnh của kim cương nhân tạo có thể nói là tuyệt đối.

Chúng có đặc điểm giống với kim cương tự nhiên hơn 90%. Cụ thể, thành phần chính của chúng là Cacbon và trọng lượng riêng 3,52g/cm3. Chiết xuất của chúng vào khoảng 2,417. Ngoài kỹ thuật cắt xuất sắc thì chúng còn có độ trong suốt không kém cạnh kim cương thiên nhiên. Nhằm đáp ứng nhu cầu làm đẹp của người tiêu dùng kim cương nhân tạo được làm nhiều màu. Chúng có dạng đỏ, xanh lơ, cam nhạt,... Đối với chuyên gia trong ngành cũng khó có thể phân biệt giữa hai loại nhân tạo và tự nhiên. Đặc biệt là nếu chỉ nhìn qua bằng mắt thường.

So sánh kim cương thiên nhiên và nhân tạo

Điểm giống nhau giữa hai loại

Điểm giống nhau đầu tiên mà không thể chối cãi chính là về thành phần hóa học. Cả hai loại đều là dạng thù hình khác của nguyên tố Cacbon. Riêng đối với dạng kim cương Moissanite thì có thêm một chút Silic. Trọng lượng riêng của hai loại này cũng tương tự như nhau là khoảng 3,52. Độ cứng của kim cương thiên nhiên và nhân tạo cũng gần ngang nhau. Thậm chí có một số loại kim cương nhân tạo còn có độ cứng cao hơn. Ngoài ra, nếu so về giá trị thiết thực thì chúng có sự tương đương với nhau. Cả hai loại đều được sử dụng trong ngành kim hoàn và cụ thể là trang sức.

Điểm khác biệt giữa hai loại

Sự khác biệt trong việc hình thành

Đối với kim cương tự nhiên, chúng được hình thành dưới điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Độ sâu để tạo nên một viên kim cương ấy là khoảng 150km, nhiệt độ 1200 độ C. Ngoài ra, chúng còn cần một lượng áp suất lớn đến khoảng 5 gigapascal. Còn về kim cương nhân tạo, chúng lại được hình thành từ nhiều cách thức khác nhau. Nhưng nhìn chung tất cả đều được tạo nên từ phòng thí nghiệm. Để tạo nên những viên đá quý nhân tạo này các nhà nghiên cứu đã phải tạo ra môi trường. Môi trường này cần có điều kiện tương tự với môi trường hình thành nên kim cương thiên nhiên. 

Thông thường, sẽ có 2 cách để tạo nên các viên kim cương nhân tạo. Cách một, tạo ra một môi trường giống hệt môi trường tự nhiên. Nhưng chúng sẽ có các điều kiện phù hợp để rút ngắn được thời gian nhất. Cách thứ hai chính là sử dụng tia Plasma. Tia này giúp phân chia phân tử khí đến khi chúng lắng tụ được nguyên tử Cacbon.

Sự khác biệt về màu sắc cũng như độ trong suốt

Kim cương tự nhiên thông thường sẽ không được trong suốt hoàn hảo như kim cương nhân tạo. Bởi quá trình hình thành tận sâu trong lòng đất, không tránh khỏi những tạp chất bên trong kim cương. Đây cũng chính là tiền đề để phân loại giá trị của kim cương dựa trên mức độ trộn lẫn ấy. Từ đó chúng được phân vào các thang đo từ I3 - IF.

Còn đối với kim cương nhân tạo chúng được tạo ra từ phòng thí nghiệm. Vì thế, các viên đá quý này hầu như không lẫn tạp chất. Do đó, chúng luôn đạt được sự hoàn hảo về độ trong suốt. Ngưỡng của chúng luôn là VVS1. Bảng màu của kim cương nhân tạo cũng có độ đa dạng hơn kim cương tự nhiên. 

Lời kết

Việc sử dụng kim cương thiên nhiên và nhân tạo làm nên các món trang sức khá phổ biến. Có nhiều học thuyết còn cho rằng lựa chọn loại đá nhân tạo là một hành động nhân văn. Kim cương thiên nhiên quá khan hiếm bởi nhu cầu sử dụng nhiều nên việc khai thác cũng cao. Vì thế số lượng của chúng giảm mạnh. Ngoài ra việc khai thác cũng có thể ảnh hưởng đến môi trường. Nhưng tóm lại, tùy thuộc điều kiện kinh tế và sở thích mà bạn lựa chọn loại mình mong muốn.

Chia sẻ

Thong ke