• 0

TẤT TẦN TẬT VỀ KIM CƯƠNG THIÊN NHIÊN

10/01/2022 21:18

 

Kim cương thiên nhiên là loại khoáng vật quý được tìm thấy sâu trong lòng đất. Sở hữu vẻ đẹp không có loại đá quý nào sánh bằng. Chính vì vậy mà kim cương luôn chiếm vị trí đầu bảng những loại đá quý được nhiều người yêu thích. Nhưng liệu làm sao để có thể nhận biết được kim cương thiên nhiên thật? Hãy để Valerie mách cho bạn tất tần tật về loại đá quý được săn đón nhất thế giới này nhé.

Hiểu đúng về kim cương thiên nhiên

Kim cương - tên tiếng anh là Diamond, còn trong tiếng Hy Lạp là Adamas. Có nghĩa là không thể phá huỷ được. Đây là loại đá quý được khai thác ở mỏ quặng. Khi chưa qua quá trình xử lý chúng được gọi là kim cương thiên nhiên thô. Đá có độ lớn khác nhau, không có sự trùng lặp ở mỗi viên khi khai thác.

tat-tan-tat-ve-kim-cuong-thien-nhien-1

Kim cương có độ bền cao, khả năng chịu nhiệt tốt

Kim cương cũng là loại đá gắn liền với biểu tượng tôn giáo Ấn Độ vào 25000 năm trước. Vào thời cổ đại, người ta tin rằng viên đá đem đến may mắn, đại diện thần linh. Cũng những người cổ đại đã dùng kim cương để làm mũi khoan. Chúng có độ bền vô cùng cao, khả năng chịu được nhiệt tốt. Vì vậy, kim cương thiên nhiên được yêu thích dùng để làm nên những món trang sức. 

Kim cương thiên nhiên được hình thành như thế nào?

Kim cương là một trong hai dạng hình thù phổ biến nhất của nguyên tố Cacbon (dạng còn lại là than chì). Đá được tạo từ những khoáng vật chứa nhiều Cacbon dưới nhiệt độ và áp suất cao. Kim cương thiên nhiên bên cạnh việc sở hữu độ cứng cao, chúng còn có tính khúc xạ ánh sáng tốt.

Ở những lục địa, để khai thác được kim cương thiên nhiên thô, người ta cần phải đào sâu khoảng 150km. Nơi áp suất khoảng 5 gigapascal, nhiệt độ 1200 độ C. Còn trong đại dương thì cần tìm đến những vùng sâu hơn, những nơi có nhiệt độ cao hơn. Khi đến những nơi có áp suất và nhiệt độ càng cao thì viên kim cương càng lớn. 

Lịch sử về “vua đá quý”

Theo các nhà khoa học, kim cương thiên nhiên đã có từ rất lâu, khoảng 1 tỷ đến 3,5 tỷ năm trước. Nhưng chúng thực sự được khai thác lần đầu tiên tại Ấn Độ vào khoảng năm 800 TCN. Và vào năm 327 TCN, Alexander Đại đế đã mang kim cương đến Châu Âu.

tat-tan-tat-ve-kim-cuong-thien-nhien-2

Binh sĩ xem kim cương như vật hộ mệnh trên chiến trường

Trước đó, người ta chủ yếu dùng kim cương thiên nhiên thô. Người cổ đại đeo kim cương bên cạnh để xua đuổi tà ma, binh sĩ thì xem như bùa hộ mệnh trên chiến trường. Đến năm 1458, người ta đã tìm được cách cắt mảnh kim cương bằng bột kim cương. Và chỉ kim cương mới có thể cắt được kim cương. Đến thế kỷ 19, nhu cầu sử dụng loại đá này tăng mạnh. Và giá trị chúng cũng vì vậy mà bị đội lên mức khổng lồ.

Có mấy loại kim cương?

Theo góc nhìn khách hàng

Trong thị trường mua bán, kim cương được chia thành 4 loại. Đó là : kim cương thiên nhiên, kim cương nhân tạo, kim cương đã qua xử lý, kim cương màu tự nhiên.

Theo góc nhìn chuyên gia

Để phân loại kim cương chuyên sâu, cần dựa vào màu sắc và tính chất vật lý của chúng. Và sẽ thường chia thành 2 nhóm lớn, từ đó phân thành 2 nhóm nhỏ trong nhóm lớn. Nhóm lớn: Type I và Type II. Nhóm nhỏ: Type Ia, Type Ib, Type IIa và Type IIb. 

Cách phân biệt kim cương thiên nhiên với kim cương nhân tạo

Thông thường, hai loại kim cương này được ưa chuộng để sử dụng làm trang sức. Việc phân biệt được chúng đối với người không chuyên sẽ khá khó khăn. Nhưng vẫn có một số điểm mà khi mua hàng bạn có thể lưu ý.

tat-tan-tat-ve-kim-cuong-thien-nhien-3

Kim cương thiên nhiên - cách nhận biết

Nhiệt độ

Kim cương thiên nhiên là đá quý được khai thác từ sâu trong lòng đất. Vậy nên khi chạm vào chúng có cảm giác mát lạnh. Dù bạn đang đặt chúng ở môi trường nào thì điều này cũng không thay đổi. Tất nhiên kim cương nhân tạo sẽ không có yếu tố này.

Nhỏ một giọt nước

Thử kim cương để xem nhân tạo hay thiên nhiên bạn có thể nhỏ lên đó một giọt nước. Nếu giọt nước lan chậm đó đích thị là kim cương thiên nhiên. Ngược lại, đó là kim cương nhân tạo.

Chà kim cương bằng giấy nhám

Nếu cả hai cách trên đều không được, bạn có thể thử cách này. Kim cương thiên nhiên nổi tiếng với độ bền, cứng cáp. Để thử xem có thực sự là hàng tự nhiên hay không bạn có thể dùng giấy nhám chà nhẹ lên bề mặt. Nếu đó là kim cương thiên nhiên sẽ không để lại vết xước. 

Dựa vào cấu trúc

Cách này đơn giản nhất. Chính là đặt kim cương thiên nhiên lên một quyển sách. Bởi kim cương có cấu trúc phân tử phức tạp nên hình ảnh phản xạ lại bên dưới cũng sẽ bị méo mó. Điều này sẽ không xảy ra đối với kim cương nhân tạo.

Cách bảo quản kim cương thiên nhiên

Trang sức thiết kế làm từ kim cương thiên nhiên sẽ có giá trị vô cùng lớn. Vậy nên việc sử dụng và bảo quản chúng cũng vô cùng quan trọng. Bạn nên hạn chế việc đeo trang sức có kim cương lúc nấu ăn. Dầu mỡ khi bắn có thể ảnh hưởng đến chất lượng kim cương. Bởi kim cương sẽ dễ dàng hấp thụ các chất gây xỉn màu trong dầu mỡ. Nếu để ảnh hưởng lâu ngày đá sẽ bị mờ và vẻ ngoài của chúng sẽ không còn mới, đẹp như lúc đầu.

tat-tan-tat-ve-kim-cuong-thien-nhien-4

Tránh để kim cương tiếp xúc với hóa chất

Cần lưu ý tránh để kim cương thiên nhiên tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy trắng. Bởi những chất này sẽ tác dụng tiêu cực đến đá. Chúng làm giảm độ sáng, khiến kim cương mất đi độ lấp lánh vốn có.

Sau khi sử dụng, bạn nên nhẹ nhàng lau sạch trang sức kim cương trước khi cất vào tủ. Khi trang sức được vệ sinh kỹ càng, những lớp bụi bẩn, hóa chất có thể được loại bỏ đi từ sớm. Và bạn cũng không nên bảo quản các món trang sức kim cương chung với nhau, trong cùng một hộp đựng. Bởi giữa chúng sẽ có sự ma sát và gây ra những vết trầy xước theo thời gian.

Kết

Bài viết trên đã giúp bạn hiểu được phần nào về kim cương thiên nhiên. Nếu bạn còn đắn đo chưa chọn được sản phẩm trang sức phù hợp. Đừng ngại đến ngay với Valerie. Chúng tôi sẽ đem lại cho bạn một cảm nhận trải nghiệm dịch vụ tốt nhất. Đồng thời tận tình tư vấn giúp bạn nhanh chóng sở hữu được món đồ ưng ý phù hợp với túi tiền.

Chia sẻ

Thong ke